Công nghệ hàn điện nóng chảy – Tập 2 (Ứng dụng) – Ngô Lê Thông
Hàn điện nóng chảy dùng nhiệt do dòng điện hàn tạo ra nung nóng phần kim loại cơ bản ở chỗ cần nối, cùng kim loại phụ (que hàn, dây hàn…) đến trạng thái nóng chảy để chúng hòa tan vào nhau trong vũng hàn. Mối hàn sẽ hình thành sau khi kim loại vũng hàn kết tinh.
Công nghệ hàn ngày càng được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp như chế tạo máy, xây lắp công trình công nghiệp và dân dụng, giao thông vận tải, hóa chất, v.v. Cùng với đội ngũ cản bộ quản lý và công nhân hàn, các kỹ sư hàn được đào tạo từ nước ngoài và tại trường Đại học Bách khoa Hà nội (kể từ năm 1977) đã và đang đóng góp nhiều công sức tại các công ty, xi nghiệp, viện nghiên cứu và các cơ sở đào tạo trong cả nước, đáp ứng phần nào nhu cầu không ngừng gia tăng của nền công nghiệp nước nhà về mặt đội ngũ chuyên gia hàn.
Giáo trình “Công nghệ hàn Điện nóng chảy” của tác giả Nguyễn Như Tự (Đại học Bách khoa Hà Nội, 1984) đã được xuất bản cách đây gần 20 năm. Kể từ đó đến nay, các kiến thức về hàn đã thay đổi đáng kể. Một số quá trình hàn mới đã ra đời, công nghệ điện tử, tin học và tự động hỏa ngày càng thâm nhập sâu vào lĩnh vực hàn và cắt, đòi hỏi phải cập nhật, bổ sung nội dung giáo trình nói trên cho phù hợp với những yêu cầu mới của thực tiễn sản xuất.
Trên tinh thần đi, Bộ môn Hàn và Công nghệ Kim loại (Khoa Cơ khí – Đại học Bách khoa Hà Nội) giao cho tác giả biên soạn lại giáo trình môn học “Công nghệ hàn điện nóng chảy” cho sinh viên năm thứ tư và thử năm thuộc chuyên ngành công nghệ và thiết bị hàn. Bộ tài liệu này gồm hai quyển là “Công nghệ hàn điện nóng chảy” (tập 1 – Cơ sở lý thuyết) và “Công nghệ hàn điện nóng chảy” (tập 2 – Ứng dụng), mỗi quyển được dùng làm tài liệu tham khảo trong một học kỳ.
Các kỹ sư, kỹ thuật viên và thợ hàn bậc cao tại các cơ sở thiết kế, chế tạo có sử dụng công nghệ hàn và cắt cũng có thể tham khảo tài liệu này để phục vụ cho công tác của mình.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.