Tự động hóa quá trình sản xuất – Trần Văn Địch
Ứng dụng và phát triển khoa học tự động hoá, tự động hoá các quá trình sản xuất và điều khiển hệ thống tự động là phương hướng phát triển cơ bản không chỉ của các nước có nền kinh tế phát triển, mà còn là một nhiệm vụ được ưu tiên trong kế hoạch phát triển của các nước thuộc thế giới thứ ba. Để có thể hoà nhập với nền kinh tế phát triển nhanh CỦA CÁC NƯỚC ASEAN và thế giới, cạnh tranh tốt với thị trường, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoi đất nước, nhu cầu đổi mới công nghệ và thiết bị. áp dụng các thành tựu của tự động hoá ở Việt Nam đã trở thành một nhu cầu cấp bách.
Để sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá thành công trong tương lai, chúng ta phải có một đội ngũ có chuyên môn cao trong lĩnh vực tự động hoá. Kế hoạch đào tạo các chuyên gia về tự động hoá đã và đang được thực hiện ở nhiều trường đại học, nhiều viện nghiên cứu ở Việt Nam. Tuy nhiên, các tài liệu tham khảo trong lĩnh vực này vẫn còn chưa đáp ứng được yêu cầu của người học.
Nhận thức được trách nhiệm trước chuyên môn của ngành chế tạo máy, tập thể giảng viên của bộ môn Công nghệ chế tạo máy, trường Đại học Bách khoa Hà Nội hiến soạn giáo trình “Tự động hoá quá trình sản xuất“.
Trước hết, giáo trình này được dùng làm tài liệu cho cán bộ giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng, các cán bộ nghiên cứu ở các viện, các kỹ sư cơ khi ở các nhà PÔN, CỐC Cơ quan có tham gia công tác giảng dạy, nghiên cứu và sản xuất.
Giáo trình này còn được dùng làm tài liệu cho sinh viên chế tạo máy thuộc các trường đại học và cao đẳng. Cùng với bài tập lớn, giáo trình này tạo cho sinh viên khi năng ứng dụng kỹ thuật tự động hoá vào các quá trình công nghệ và sản xuất cụ thể. Trên cơ sở của các các quá trình đó, tiến hành thiết kế, ứng dụng các cơ cấu và hệ thống tự động khác nhau, biến đổi quá trình để nó có được các thông số kinh tế kỹ thuật tối ưu, đáp ứng trình độ của kỹ thuật hiện đại. Ngoài ra, nó có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu sinh, các học viên cao lực khi thực hiện các đề tài nghiên cứu trong lĩnh vực tự động lui quá trình sản xuất cơ khí.
Giáo trình gồm 13 chương và do bốn tác gia cùng tham gia biên soạn:
PGS. TS. Trần Văn Địch biên soạn các chương: 3.5, 7,8, 11, 12, 13.
TS. Trần Xuân Việt biên soạn các chương: 6, 10.
TS. Nguyễn Trọng Doanh biên soạn chương 2.
Th.S. Liêm Văn Nhung biên soạn các chương: 1,4, 9
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.