Sổ tay thiết kế cơ khí – tập 1 – Hà Văn Vui
Cùng với sự phát triển của ngành cơ khí chế tạo máy, năm 1980 “Sổ tay thiết kế cơ khí” gồm 5 tập do các cán bộ khoa học của Viện Nghiên cứu cơ khí Bộ Công nghiệp biên soạn đã được Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật lần lượt ấn hành. Bộ sổ tay là tài liệu tham khảo thuận tiện cho các kỹ sư và cán bộ kỹ thuật trong ngành cơ khí. Tuy nhiên sau hơn hai chục năm tồn tại, nhiều nội dung trong sách cần được đổi mới và cập nhật thêm. Sự ra đời của “Sổ tay thiết kế cơ khí” lần này – 2004 nhằm đáp ứng yêu cầu trên.
“Sổ tay thiết kế cơ khí” gồm 3 tập:
Tập 1 có 9 chương bao hàm các nội dung về các vấn đề kỹ thuật chung, thiết kế có sự trợ giúp của máy tính PC, vật liệu chế tạo máy, dung sai và lắp ghép, nhám bề mặt, các yếu tố của kết cấu máy và thiết bị, tính công nghệ của kết cấu, các chi tiết kẹp chặt, các chi tiết và bộ phận tiêu chuẩn và công nghệ phủ bề mặt kim loại.
Chương 1 do thạc sĩ Nguyễn Chỉ Sảng và thạc sĩ Phan Đăng Phong biên soạn.
Chương 2, 3, 4, 6, 8 và 9 do PGS Hà Văn Vui biên soạn. Chương 5 và 7 do thạc sĩ Nguyễn Chi Sáng biên soạn.
Tập 2 gồm 9 chương giới thiệu các loại truyền động cơ khí và các yếu tố của truyền động như truyền động bánh răng và trục vít, truyền động xích, truyền động đại, truyền động vít-đai ốc và truyền động bánh các, trục và ổ trục, khớp trục, các mối ghép tháo được (then, then hoa, v.v..).
Tập 3 có 10 chương gồm các nội dung về các mối ghép không thảo được (hàn, tán, dán), đường ống và phụ tùng đường ống, thiết bị thủy lực và khí nén, hộp giảm tốc, lò xo, cơ cấu bịt kín, vật liệu và thiết bị bôi trơn, các thiết bị đo, điều chỉnh được lắp vào thiết bị và động cơ điện.
Các tư liệu đưa vào sổ tay là cắn tiêu chuẩn Việt Nam thuộc các chuyên ngành kỹ thuật đã được đề cập. Song cũng còn khá nhiều lĩnh vực kỹ thuật chưa có tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN). Trong trường hợp này chúng tôi đã sử dụng các tiêu chuẩn ISO hoặc các tiêu chuẩn cơ khí của nhà nước của nước Cộng hòa liên bang Nga (TOCT) vì các tiêu chuẩn TOCT đã quá quen thuộc đối với các cán bộ kỹ thuật cơ khí của nước ta. Việc đưa ra các tiêu chuẩn TCVN, ISO và FOCT nhằm cung cấp cho người thiết kế máy và thiết bị các thông số, kích thước cơ bản và yếu cầu kỹ thuật dùng để tham khảo, còn sự lựa chọn thông tin là tùy thuộc vào người thiết kế.
Trong khuôn khổ một số tay tra cứu nên các thông tin, tư liệu được cho dưới dạng các bảng và bảng kết hợp với hình vẽ, các phương pháp tính toán thiết kế hoặc kiểm tra, các yêu cầu kỹ thuật v.v… Nhiều tiêu chuẩn TCVN, ISO và FOCT đã được ban hành từ rất lâu nhưng đến nay vẫn chưa có tiêu chuẩn mới thay thế và vẫn được sử dụng có hiệu quả trong sản xuất.
“Sổ tay thiết kế cơ khí” là tài liệu làm việc cho các kỹ sư và cán bộ kỹ thuật cơ khí chế tạo máy, đồng thời cũng là tài liệu tham khảo cho các thầy giáo, các sinh viên, học sinh ngành cơ khí chế tạo máy hoặc có liên quan đến cơ khí trong các trường đại học công nghệ, các trường cao đẳng và trung học kỹ thuật cũng như các trường dạy nghề.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.